Nguyễn Hoàng Hiệp

Giám Đốc

Cty Máy Văn Phòng & An Ninh Thiên Long Phước

Sinh nhật: 4/2

Nhóm tham gia: 1

Giới thiệu Doanh nghiệp

Xu hướng sát nhập và thâu tóm trong ngành sản xuất thiết bị an ninh và an toàn

Xu hướng sát nhập và thâu tóm trong ngành sản xuất thiết bị an ninh và an toàn





WTO rõ ràng là một sân chơi rộng rãi và không biên giới cho tất cả các doanh nghiệp trên thế giới. Nếu muốn đứng vững, các doanh nghiệp phải có khả năng thật sự, nếu không, họ sẽ bị loại ra khỏi sân chơi này. Các doanh nghiệp đơn lẻ, độc lập hiện nay nếu đứng sản xuất riêng một mình sẽ rất khó khăn và tương lai sẽ càng khó khăn hơn. Chính vì thế, thế giới hiện nay đang diễn ra xu hướng sát nhập và thâu tóm (Mergers & Acquisition - M&A) ở các tập đoàn kinh tế lớn một cách mạnh mẽ. Xu hướng này đã tạo ra một thế đứng cân bằng cho tất cả các doanh nghiệp trên thế giới và cũng không loại trừ ở Việt Nam.

Các tập đoàn kinh tế lớn trên thế giới đang sát nhập lại với nhau nhằm tăng nguồn lực, giảm chi phí trong hầu hết các lĩnh vực như hàng không, ngân hàng, dầu khí, thiết bị an ninh, nông sản… Năm 2006 đánh dấu một năm sôi động của các tập đoàn kinh tế lớn thế giới với các hoạt động sát nhập và thâu tóm. Xu hướng này cũng diễn ra tương tự trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực thiết bị an ninh, nơi có xu hướng sát nhập và thâu tóm mạnh mẽ nhất. Trong đó các tập đoàn công nghiệp hàng đầu như Honeywell, Tyco, UTC, GE, Siemens… đã mua lại các công ty nhỏ hoạt động trong lĩnh vực an ninh và an toàn để tạo ra năng lực cạnh tranh trên thị trường.

Có nhiều lý do để cho các công ty quyết định như vậy. Thứ nhất, khi nguồn vốn hạn hẹp, các công ty nhỏ khó có điều kiện đầu tư sâu hơn, trang bị công nghệ mới hơn, chưa kịp đổi mới đầy đủ và toàn diện. Các công ty lớn cũng có thể tìm thấy ở một công ty nhỏ hơn sở hữu một kỹ thuật then chốt mà họ sẽ mất nhiều năm để nghiên cứu và phát triển. Khi tập đoàn Honeywell mua lại các các công ty mạnh trong lĩnh vực an toàn như Notifier, System Sensor, Firelite, Gent và lĩnh vực an ninh như Ademco, Northern Computers, NexWatch, Ultrak, họ đã đặt mục tiêu tiến sâu vào lĩnh vực trên bằng cách dựa vào nền tảng có sẵn của các công ty nhỏ. Nguồn vốn dồi dào sẵn có sẽ được đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển kỹ thuật tích hợp hệ thống an ninh tạo ra sản phẩm cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai, một khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, nó sẽ không ngừng tạo ra lợi thế tài chính trên thị trường chứng khoán. Các tập đoàn lớn một khi đã mua lại các công ty nhỏ, hoặc giá trị cổ phiếu của họ sẽ được gia tăng, hoặc giá trị cổ phiếu công ty nhỏ sẽ gia tăng khi chúng trở thành thành viên của tập đoàn lớn. Các tập đoàn lớn cũng mua lại các công ty nhỏ hơn để giữ vững thị phần và chứng tỏ sức cạnh tranh trên toàn thế giới. Khi Tyco quyết định mua lại hàng loạt các công ty SimplexGrinnell và Ansul (lĩnh vực PCCC), Sensormatic & American Dynamics (CCTV), Software House (Access Control), ADT (Alarm Monitoring) để thành lập Tyco Fire & Security, doanh số của họ năm 2006 đạt 11,7 tỉ USD, đứng đầu trong lĩnh vực an ninh và an toàn. Đối thủ chính của họ, UTC đã tạo ra thế đứng cân bằng trở lại với quyết định mua lại hai công ty lớn Kidde Fire (lĩnh vực PCCC) và Chubb Security (lĩnh vực an ninh) thành lập UTC Fire & Security, đạt doanh số 4,7 tỉ USD trong năm 2006.

Sau cùng, việc sát nhập sẽ giúp nâng cao hiệu suất quản lý nhờ vào các quy trình quản lý chuyên nghiệp từ các tập đoàn lớn. Các vụ sát nhập sẽ làm giảm bớt nhân lực, tái cơ cấu sản xuất, định hướng sản phẩm, và kiểm toán chặt chẽ. Khi tập đoàn GE mua lại Interlogix (bao gồm Kalatel, Casi-Rusco, Caddx, Sentrol, ITI, Fiber Option, Supra, Aritech, Kilsen), Edwards System Technology và Iontrak để thành lập GE Security vào năm 2004, họ đã tái cơ cấu sản xuất bằng cách đóng cửa một số nhà máy không hiệu quả, đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, phát triển tích hợp các hệ thống đã có. Các sản phẩm an ninh và an toàn của họ ngày nay đều mang thương hiệu GE Security.





M&A là một xu hướng không thể ngăn cản, doanh nghiệp cũng là một loại hàng hóa có thể mua bán. M&A xuất phát từ chính nhu cầu của các doanh nghiệp, từ cả người mua và người bán. Trong nền kinh tế thị trường, doanh nghiệp hoàn toàn có thể tự bán nếu tìm được giá mua hợp lý. Điều này dẫn tới thực tế bên cạnh doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả bị thôn tính, nhiều doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhưng khi nhận được lời đề nghị mua hấp dẫn, hợp lý vẫn có thể bán cho doanh nghiệp khác.

Các tuyên bố gần đây của Steve Ballmer, tổng giám đốc điều hành Microsoft, cho biết sẽ mua lại 20 công ty web mỗi năm. M&A rõ ràng là một xu hướng tất yếu, nhưng nó tác động đến thị trường như thế nào? Một khi các doanh nghiệp hình thành từ các vụ sát nhập chiếm thị phần trên 30%, họ sẽ tạo thành thế độc quyền và khách hàng sẽ là người chịu thiệt thòi nhiều nhất. Nếu thị phần sau khi sát nhập chỉ nhỏ hơn 30%, M&A là một xu hướng tốt cho nền kinh tế toàn cầu khi nó giúp nâng cao tính cạnh tranh và khả năng phục vụ khách hàng.


cokhibachkhoa.net

Xem chi tiết chủ đề này trong diễn đàn

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

CÁC CHỦ ĐỀ ĐÃ ĐĂNG

Diễn đàn doanh nhân

“Sân chơi” trực tuyến dành cho các Doanh nhân chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, kiến thức, thông tin nhiều chiều giữa các Chuyên Gia & các Lãnh đạo Doanh nghiệp. Diễn đàn không những hỗ trợ nâng cao năng lực quản trị Doanh nghiệp cho Cấp quản lý mà còn tăng cường nhận thức về công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ trong công việc điều hành. Đây còn là “kênh” thông tin để truy cập tìm kiếm và nhân rộng cơ hội cộng tác với các đối tác tin cậy của Doanh nhân.

Các diễn đàn/câu lạc bộ khác


ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU