Lịch sử đầy khó khăn của cỏ nhân tạo
Đã có những thời gian co nhân tạo đã phải chịu thua cỏ thật. Tuy nhiên, hiện nay cỏ nhân tạo đã có thể tiến vào bóng đá chuyên nghiệp, nó có mặt trên hầu hết các sân cỏ hiện nay trên thế giới nhờ nỗ lực không nhỏ của các nhà nghiên cứu đã giúp nó có quay trở lại với bóng đá chuyên nghiệp.
Lịch sử khó khăn của cỏ nhân tạo
Ban đầu, co nhan tao ra đời nhằm mục đích sử dụng cho các điều kiện không thích hợp với cỏ thật, như các sân thi đấu trong nhà, các vùng khô hoặc lạnh. Tuy nhiên, thế hệ cỏ nhân tạo đầu tiên, được một vài câu lạc bộ bóng đá Anh thử nghiệm vào thập kỷ 1980, đã không được các cầu thủ và các fan chào đón. Độ nảy cao quá đáng của bóng đã làm vỡ mộng những người chơi. Chấn thương trên sân cỏ loại này cũng nặng hơn, còn các cầu thủ thì như phải bỏng và ngón chân thì toè ra.
Với thế hệ conhantao mới và mềm hơn, chấn thương và sự trầy da cũng đã giảm xuống. Năm 2004, Meyers khám phá ra rằng tỷ lệ các chấn thương nghiêm trọng của các cầu thủ bóng đá nhà nghề Mỹ đã giảm kể từ khi áp dụng các loại cỏ mới này
Qua nhiều thử nghiệm cơ sinh học, công ty sản xuất cỏ nhân tạo Global Sports Systems (Texas) và các nhà sản xuất khác đã tạo ra cỏ cao hơn cho phép bóng lăn, bổ sung cát và cao su để mặt sân hấp thụ va chạm tốt hơn và giúp người chơi di chuyển linh hoạt hơn.
UEFA cũng như FIFA rất quan tâm đến những cải tiến trên, và UEFA đã cấp chứng nhận cho một vài loại cỏ nhân tạo được phép sử dụng. Năm 2001, FIFA đã thành lập một bộ các tiêu chuẩn thí nghiệm cho các công ty sản xuất cỏ nhân tạo tuân thủ.
Hiện tại, tất cả các trận thi đấu tại World Cup đều chơi trên sân cỏ thật. Nhưng vào World Cup 2010 tại Nam Phi, cỏ nhân tạo có thể sẽ có tương lai sáng sủa hơn.
Cỏ nhân tạo
"Cỏ nhân tạo từng bị xem như tấm thảm loè loẹt phủ lên trên lớp bê tông", Michael Meyers, giám đốc Phòng nghiên cứu thành tích con người tại Đại học West Texas A&M ở Canyon cho biết. Nhưng ông khẳng định thế hệ cỏ nhân tạo mới nhất "có chất lượng tương đương hoặc thậm chí còn tốt hơn cỏ thật".
Cỏ nhân tạo đã có lịch sử dài kể từ khi được phát minh ra vào những năm 1960 và xuất hiện lần đầu tiên trong các sân thi đấu chuyên nghiệp tại Astrodome, thành phố Houston, bang Texas (Mỹ). Giờ đây, thay cho những tấm thảm dệt nilon, cỏ nhân tạo đã có dáng vẻ và cảm giác giống cỏ thực. Liên đoàn bóng đá thế giới (FIFA) và Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA) đang xem xét việc sử dụng lại vật liệu này, sau khi những nỗ lực đưa nó trở lại sân cỏ bị khắp nơi giễu cợt vào thập kỷ 1980.
Những vật liệu nhân tạo này chứa các sợi plastic, được lồng vào như các mao mạch trong "đất" nhân tạo làm từ cát và những viên cao su. Ở một số loại, các mao mạch plastic này được gia cố bằng những vòng xoắn dẻo.
Cỏ nhân tạo có giá rất cao, nhưng những nhà sáng chế cho biết sau một vài năm, nó sẽ xứng đáng với với những gì bỏ ra, đó là chưa kể đến việc chỉ cần rất ít công bảo dưỡng so với các sân cỏ thật.
Chúng có nhiều biến thể đến mức Meyers cho biết điều đó giống như "so sánh xe Ford với Chevy, chúng giống nhau nhưng lại khác nhau rất nhiều".