Khi bạn kinh doanh sân bóng cỏ nhân tạo

Các nhà đầu tư khi xúc tiến dự án kinh doanh sân cỏ nhân tạo thường khó lường hết các tình huống khó khăn trong quản lý kinh doanh sân cỏ nhân tạo nhất là khi các nhà đầu tư không trưc tiếp giám sát kinh doanh, nhất là đối với các dịch vụ đi kèm sân cỏ. Chúng tôi chia sẻ một số kinh nghiệm quản lý sân cỏ nhân tạo cũng như các dịch vụ đi kèm, để tăng hiệu quả kinh doanh sân cỏ nhân tạo


1. Quản lý bảo trì, bảo dưỡng sân cỏ nhân tạo:

- Hệ thống sân cỏ khi đưa vào hoạt động phải được kiểm tra, dọn dẹp vệ sinh trên sân tối thiểu 1 (một) lần mỗi ngày
- Mặt sân cỏ bào trì tối thiểu 6 tháng một lần để đảm bảo mặt cỏ được trám đều, bít bởi hỗn hợp cát, cao su, đảm bảo độ chuẩn xác của đường bóng chuyền, lăn, nảy,...
- Hệ thống đèn chiếu sáng phải được kiểm tra ít nhất sau mỗi sáu tháng sử dụng, kịp thời thay thế phụ kiện đèn chiếu sáng, tránh tình trạng hệ thống chiếu sáng kém chất lượng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh sân cỏ, đặt biệt là thời điểm giờ vàng (từ 17 giờ- 21 giờ hàng ngày)


2. Quản lý an ninh khu vực sân cỏ:
- Việc đảm bảo an ninh về tài sản như xe máy, xe ô tô cho khách đến chơi thể thao và tài sản thuộc sân bóng phải được đặc biệt chú trọng. Thông thường phải thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp để đảm trách phần an ninh cho khu vực đầu tư sân.
- Ngoài ra, việc bố trí hệ thống camera chung quanh khu vực kinh doanh sân bóng cũng góp phần không nhỏ trong việc quản lý kinh doanh sân bóng.


3. Quản lý đặt sân, thu phí sân bóng:

Thông thường việc đặt sân có thể qua email hay qua kênh điện thoại hoặc liên hệ trực tiếp. Phải bố trí nhân viên tiếp tân nhận đặt sân và kiểm soát thanh toán lệ phí sân thường xuyên từ 6 giờ sáng đền 22 giờ đêm hàng ngày.
Có thể kiểm soát hiệu quả và thống kê được nhu cầu sân bóng và lợi nhuận nhờ thao tác cập nhật vào phần mềm quản lý sân bóng thực hiện bởi nhân viên tiếp tân.


4. Quản lý việc cho thuê hay kinh doanh quần, áo, giày, vớ phục vụ đá bóng trên sân cỏ nhân tạo: Nhu cầu mua hay thuê quần áo, giày, vớ tại sân bóng là rất lớn, việc kinh doanh dịch vụ này cũng mang lại phần lợi nhuận không nhỏ cho chủ đầu tư. Việc cập nhật liên tục thông tin về nhu cầu khách hàng về mua hay thuê quần, áo, giày, vớ vào phần mềm quản lý sân bóng cũng giúp nhà đầu tư kiểm soát tốt dịch vụ.


5. Quản lý việc cung cấp nước trà, thức uống giải khát cho khách thuê sân:Các nhà đầu tư có thể quản lý dịch vụ này theo cách tính khoán gộp tiền trà đá vào tiền phí thuê sân (tính cố định chi phí trà đá cho khách thuê sân cho mỗi trận đấu) hoặc tính chi phát sinh về trà đá hoặc nước giải khát khác theo nhu cầu cho mỗi trận đấu và cập nhật chi tiết vào phần mềm quản lý sân bóng


6. Chăm sóc sơ cứu tại sân bóng: Phải đào tạo cho ít nhất 1 nhân viên quản lý sân bóng về kỹ năng sơ cứu trên sân bóng nhằm đảm bảo an toàn cho khách hàng thuê sân, kịp thời giúp đỡ khách hàng trong tình huống khẩn cấp.


7. Quản lý các tiện ích phụ trợ:
bên cạnh các việc quản lý khác, thì việc quản lý vệ sinh khu vực phụ như nhà vệ sinh trong khuôn viên sân bóng cũng rất quan trọng, cần bố trí nhân viên coi sóc việc vệ sinh này để đảm bảo tâm lý thoải mái của khách hàng khi đến thuê sân bóng.

Hiện chúng tôi đã thiết kế và cung phần mềm quản lý sân bóng VEC FMS cho các khách hàng, đối tác và các nhà đầu tư, kinh doanh sân cỏ. Bạn đang băn khoăn, lo lắng về việc quản lý và khai thác sân của mình sao cho tốt nhất, vui lòng xem thêm trên website: www.quanlysanbong.com để có thêm những thông tin hữu ích và sử dụng miễn phí bản demo phần mềm quản lý sân bóng VEC FMS.


Nguồn tin sanconhantao.com.vn


Mời đánh giá Chất lượng bài viết, cám ơn!

Có 0 đánh giá cho thảo luận, bài viết này

Ý KIẾN BÌNH LUẬN


Thông tin nhóm

Loại nhóm: Nhóm công khai

Thành viên: 12  |  Sinh nhật: 4/4

Bài viết: 0  |  Bình luận: 0

Lượt xem: 54748

Thành viên Sáng lập

Thành viên nổi bật


ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU