Thái Phiên: 'Chụp nude khó tránh tai nạn nghề nghiệp'

  • 08/01/2013, 04:17 PM
  • 4085 lượt xem
Cất công ra Hà Nội tìm nơi khoe gia sản nude, nghệ sĩ Thái Phiên nhận được không ít cái lắc đầu của các gallery. Cuối cùng, anh cũng ký được hợp đồng. Triển lãm "Xuân thì" dự kiến được trưng bày ở 29 Hàng Bài từ 1/1/2008.

- Hành trình tìm địa điểm triển lãm ảnh nude của anh diễn ra như thế nào?
- Tôi sống ở TP HCM nên không rành lắm về các nhà triển lãm ở Hà Nội. Biết tôigặp khó khăn, nhiều người đã tận tình gọi điện, e-mail cung cấp những địa chỉ khác nhau. Nhưng khi liên hệ với các gallery, tôi gặp rất nhiều sự nghi ngại. Có lần, tôi gọi điện cho ông chủ một nhà triển lãm tư nhân để đặt vấn đề thuê địa điểm, ông ấy rất vui vẻ. Nhưng khi biết tôi là Thái Phiên và triển lãm nude, ông ấy nói: "Tôi sẽ bảo nhân viên của tôi e-mail lại để anh chọn lịch". Chờ mãi không thấy đâu, tôi gọi lại lần hai, ông ấy dùng dằng, ậm ờ này nọ. Tôi hiểu tín hiệu ấy có nghĩa là mình không nên gọi lần thứ ba nữa. Một số nhà triển lãm khác lại đưa ra chung một lý do: "Chúng tôi bận, chúng tôi đã kín lịch". Trước tình hình đó, tôi phải bay ra Hà Nội.

- Vậy cuối cùng, anh tìm được địa điểm nào?
- Tôi liên hệ lại với địa điểm cũ là 29 Hàng Bài. Họ đồng ý nhưng triển lãm phải lùi lại đến đầu năm sau. Tôi sẽ phải báo cáo lại với Sở Văn hóa Thông tin Hà Nội về thời gian và địa điểm triển lãm này. Tôi hiểu, Sở phải xem xét, thẩm định một cách khắt khe, nghiêm túc là hoàn toàn hợp lý. Thực tế, các nhà quản lý rất cởi mở. Tôi chưa gặp ai phản đối mình cả.


Tác phẩm "Thiên thai" của Thái Phiên.
Ảnh: thaiphienphoto.

- Trong 15 năm chụp nude, kỷ niệm nào gây ấn tượng sâu sắc với anh?
- Một lần, một người đàn ông gọi điện, nhờ tôi chụp hình khỏa thân cho vợ. Bà đã 44 tuổi, rất thích chụp nude. Hai vợ chồng đã chụp thử nhiều lần rồi nhưng ông chồng chụp xấu quá. Lúc đó tôi sợ lắm. Mình đâu biết người ta là ai, lỡ đâu khi mình đang chụp bà ấy thì có người lại "chụp" mình một cái luôn, rồi vu khống, tống tiền mình thì sao. Tôi đành từ chối. Rồi hai, ba lần sau, ông ấy lại gọi điện tiếp, không mời được tôi chụp hình thì mời tôi đi uống cà phê. Sau cuộc trò chuyện, tôi đồng ý chụp cho bà vợ. Nhưng trước ngày hẹn, tôi suy nghĩ đến nát đầu. Ở tuổi 44, da dẻ người ta đâu còn được mịn màng và lấp lánh như da tuổi 20 nữa. Tôi vẽ ra trong đầu các tư thế, rồi chuẩn bị đủ voan, lụa để "che chắn" này nọ...

Sau khi hoàn thành, tôi gửi cho vợ chồng bà hai tấm ảnh qua mail vào buổi trưa. Đến chiều tối, bà mới gọi điện cho tôi và nói: "Anh Phiên ơi, anh không phải là một nhà nhiếp ảnh... Anh là một phù thủy". Lúc đó, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

- Theo anh, độ tuổi nào là đẹp nhất để chụp art nude?
- Kinh nghiệm chiến trường của tôi cho thấy, độ tuổi 25 cộng trừ 3 là đẹp nhất. Đừng tưởng 19-20 mới là đẹp, vì tuổi đó người con gái chưa nở rộ hết. Nhưng tất nhiên, cũng có trường hợp mới 17-18 tuổi đã đẹp rồi. Ở đây tôi muốn nói đến tổng thể. Còn với những mẫu đã lớn tuổi, nghệ sĩ cũng có thể chụp được, nhưng phải suy nghĩ rất nhiều về góc chụp, về cách che chắn các dấu vết của tuổi tác...


Tác phẩm "Rừng mơ". Ảnh: thaiphienphoto.

- Trong quá trình chụp ngoại cảnh, anh gặp phải những khó khăn gì?
- Tất nhiên, nghệ sĩ và người mẫu phải rất hiểu và thông cảm cho nhau, phải đi tới những nơi hang cùng ngõ hẻm, không có bóng người mới có thể chụp được. Nhưng cũng không tránh khỏi "tai nạn". Thậm chí, mỗi tấm ảnh nude là một tai nạn. Ví như bức Thiên thai. Hồi đó, tôi và người mẫu lên một đỉnh núi rất đẹp, không bóng người. Đang chụp thì tôi nghe tiếng sột soạt. Tôi vội vàng ra hiệu cho người mẫu: "Suỵt, ngồi xuống và mặc đồ vào". Còn tôi thu gọn chân máy và sẵn sàng chiến đấu. Túi đồ của tôi trị giá tới hàng nghìn USD, nhưng cũng không quan trọng, vấn đề là phải bảo vệ người mẫu. Tôi đã lên tinh thần và sẵn sàng quyết tử. Đột nhiên, từ trong bụi rậm chui ra... một con bò.

Một lần khác, tôi hú hồn khi thực hiện tác phẩm Rừng mơ. Khung cảnh trong bức hình là một khúc gỗ mục vắt ngang một con suối đẹp. Người mẫu nằm trên khúc gỗ đó. Chụp hình xong xuôi, tôi mới phát hiện ra một con bọ cạp nằm ngay gần dưới chân người mẫu. Lúc đó, nếu chẳng may người mẫu bị cắn, thì tôi không biết bằng cách nào mình có thể cõng người mẫu chạy bộ 5 km từ rừng ra tận ngoài đường lớn.

- Nhiều người nhận xét, ảnh của anh quá sạch sẽ. Anh nghĩ sao?
- Chúng ta là người Việt Nam, chúng ta có văn hóa gốc, văn hóa nền nhất định. Ảnh của tôi nếu đi ra nước ngoài, người ta không thèm coi đâu, vì tôi đã né tránh tất cả. Nhưng "sạch" như thế mà vẫn gặp khó. Ảnh của tôi sạch hay không sạch phụ thuộc vào cái đầu của người xem. Với người này như thế là quá nhẹ, nhưng với người kia đã là "dữ" lắm rồi. Với bộ ảnh triển lãm lần này, tôi đã lựa những cái có thể gọi là rượu vang để nhập đề cho một bữa tiệc, còn những loại rượu đế, rượu nặng hơn, tôi chưa đụng tới.

- Anh đánh giá thế nào về vai trò của photoshop đối với một bức ảnh nghệ thuật?
- Ngày xưa, khi chưa có kỹ thuật số, các cụ đã vào phòng tối để xử lý, "thui che, cắt cúp". Đó là một hình thức photoshop. Khi chưa có máy cày, người ta đã cày bằng trâu. Bằng cách này hay cách khác thì sản phẩm cuối cùng vẫn là lúa gạo. Tôi không đả kích con trâu hay tung hô máy cày mà vấn đề là, người cầm máy ảnh số mà không biết photoshop thì không làm được một tấm ảnh ra hồn đâu.


Thái Phiên đang thực hiện tác phẩm "Sóng cát". Ảnh: thaiphienphoto.
Tác phẩm "Sóng cát". Ảnh:thaiphienphoto.

- Cơ thể người mẫu trong một số tác phẩm như "Giấc mơ màu tím", "Sóng cát" của anh trông khá lạ so với bình thường. Ở đây, photoshop can thiệp đến mức độ nào?
- Con người lạ lắm bạn ạ. Có người thế này, có người thế kia. Không ai giống ai. Nhà nhiếp ảnh phải biết chọn góc đẹp nhất mà khai thác. Tôi không dại gì mà đi xử lý để cho người xem nhận ra là mình xử lý. Trong Giấc mơ màu tím, qua voan mờ mờ, lạ lùng nên người xem thấy eo của mẫu hơi dài. Nhưng tôi không đi bóp lưng thành eo. Tôi không làm biến dạng bức ảnh. Còn bức Sóng cát, tôi xin kể chuyện này. Tôi có anh bạn là giám đốc một công ty du lịch. Anh nói rằng, anh đã đi khắp đất nước mà không có đồi cát nào rộng và vắng người như thế cả. Tôi phải đưa ra bức ảnh gốc, có hình tôi đang tác nghiệp. Trong bức ảnh gốc này và bức ảnh nghệ thuật kia, bạn có thể thấy "vòng ba" của người mẫu không có gì khác nhau.

- Ảnh khỏa thân đóng bao nhiêu phần trăm trong tổng thu nhập của anh?
- Tôi sống khỏe bằng nghề làm lịch và quảng cáo. Nhưng không ai mua ảnh khỏa thân để làm lịch cả. Thỉnh thoảng cũng có một số người thích ảnh nude, họ mang rượu, mang mồi đến làm "lễ rước tác phẩm". Anh em ngồi uống, chuyện trò với nhau rồi tôi cho người ta đưa ảnh về. Có người đề nghị mua, tôi cũng bán, nhưng ít lắm. Một tấm ảnh khỏa thân bán được chừng 1,5 triệu đến 2 triệu đồng. Ảnh của tôi cũng ở mức đó thôi. Tôi bán với tinh thần tôn trọng tình yêu nghệ thuật của họ chứ không phải kinh doanh. Bán xong tôi cũng mời bạn bè đi nhậu hết chứ không dùng được đồng nào ở chỗ đó để mua gạo cho con.

Lưu Hà thực hiện
(Sưu tầm từ vnexpress)


Mời đánh giá Chất lượng bài viết, cám ơn!

Có 0 đánh giá cho thảo luận, bài viết này

Ý KIẾN BÌNH LUẬN

Đăng bởi Nguyễn Hữu Hà

06:19 AM, 09/01/2013

Mr An sưu tầm những ảnh xem bực bội quá, rất khó chịu. không nên đưa những ảnh như vậy, cần phải cụ thể hơn tí nữa.....


Đăng bởi Huỳnh Nhất Chi (1975)

06:55 AM, 09/01/2013

Mr An xem chup hinh khoa than may em BTK len ban dau gia chac nhieu nguoi mua lam do hihi.lollol




Thông tin nhóm

Loại nhóm: Nhóm công khai

Thành viên: 1726  |  Sinh nhật:

Bài viết: 0  |  Bình luận: 16

Lượt xem: 32735

Thành viên Sáng lập

Thành viên nổi bật


ĐỐI TÁC TIÊU BIỂU